Đăng ký nhận bản tin

Enter your email address:

Delivered by FeedBurner

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Những cần biết khi mua TV LCD giá rẻ

Những cần biết khi mua TV LCD giá rẻ   mua TV LCD giá rẻ, Những cần biết khi mua TV LCD giá rẻ, kinh nghiệm, tư vấn, chọn mua, kĩ năng, hướng dẫn

Ở những TV LCD rẻ tiền, một số tính năng không quá quan trọng đã bị nhà sản xuất bỏ đi để giảm chi phí, nhưng chính những yếu tố đó lại ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của sản phẩm. 

Hiện trên thị trường có rất nhiều dòng TV LCD giá chỉ khoảng 6 đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên, khi mua những TV này, người tiêu dùng nên chú ý những tính năng làm nên thành công của TV LCD có ở sản phẩm mình chọn hay không. 

Thông thường, ở TV rẻ tiền, nếu không phải là model lỗi mốt thì nhà sản xuất đã bỏ một vài tính năng không quá quan trọng đi để tiết kiệm chi phí sản xuất. Ví dụ, họ đã bỏ đi chế độ điều chỉnh màu đen thể hiện đẳng cấp của TV LCD, hạn chế góc xem, bộ chuyển màu không linh hoạt khiến màu sắc hiển thị trên màn hình không thực, kém tươi. 

Trong những yếu tố trên, quan trọng nhất là phải kiểm tra màu đen của hình ảnh. Màu đen phải thật là đậm thì tốt. 



Góc xem cũng là một điểm đáng lưu tâm vì thực chất khi xem TV, không phải lúc nào bạn cũng ngồi thằng trước màn hình. Nhiều dòng TV giá rẻ được sản xuất lần hai đã không có góc xem rộng, như vậy, chỉ cần ngồi chéo góc một chút là bạn đã không nhìn thấy gì trên màn hình. Chính điều này cũng làm hình ảnh hiển thị không được rõ nét và giảm màu đen trên màn hình. 

Ngoài ra, sự chuyển màu cũng quan trọng không kém. Nếu bộ màu của máy không tốt thì sắc trên hình sẽ mờ ảo và xỉn. Trong khi TV có bộ đổi màu tốt thì hình rất tươi, mượt và mịn. Khi kiểm tra, bạn nên chú ý đến các màu sắc tự nhiên như xanh da trời, xanh lá cây và đỏ. 


Sau khi xác định được model cần mua, bạn nên cân nhắc mua ở đâu. 

Cùng với chất lượng hình, khả năng tái tạo âm thanh cũng quan trọng. Bạn nên nghe thử xem khi vặn to loa có rè hay vỡ tiếng không. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến khả năng kết nối để nâng hiệu quả "liên kết" giữa TV với các thiết bị nghe nhìn khác. 

Sau khi xem xét các yếu tố kỹ thuật kể trên và quyết định được sẽ mua model nào, bước tiếp theo là cân nhắc kỹ sẽ mua ở đâu. Bạn nên chắc chắn rằng đại lý hay nhà phân phối đó có chính sách đổi hàng nếu gặp sự cố trong tuần đầu sử dụng hay các chế độ chăm sóc khách hàng thiết thực 

Chất lượng TV LCD: Dễ bị nhầm 

Cùng một thương hiệu, mẫu mã nhưng chất lượng của TV LCD có thể khác nhau 

Khác hoàn toàn với TV bóng đèn hình, chất lượng TV LCD không đồng nhất. Cùng một thương hiệu, cùng một mẫu mã nhưng chất lượng của TV LCD có thể khác nhau. Tất nhiên, giá cả cũng khác nhau khá nhiều. Đó là điều ít người tiêu dùng VN biết được. Thậm chí nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ, nếu không có điều kiện tiếp cận cũng khó biết. 

Panel TV LCD có đến 4 loại 

Như đã nói ở bài trước, panel là bộ phận chủ lực làm nên TV LCD. Vì vậy, chất lượng của panel cũng quyết định đến chất lượng của TV LCD. 

Bề mặt của panel được hình thành bởi các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh được cấu tạo bởi 3 transistor, tương ứng với 3 màu cơ bản. Thí dụ, panel LCD 32" đang bán phổ biến trên thị trường có 1.366 điểm ảnh theo chiều ngang và 768 điểm ảnh theo chiều cao. Như vậy, một TV LCD 32" thông thường có khoảng 1 triệu điểm ảnh, tương đương với hơn 3 triệu transitor. 


Với kỹ thuật sản xuất bán dẫn hàng loạt, trong 1 triệu transistor có một transistor hư là tỉ lệ chấp nhận được. Vì vậy, trên panel của một TV LCD 32" có 3 transistor bị hư là bình thường. Những điểm ảnh có transistor bị hư gọi là “dead pixel” nghĩa là điểm ảnh chết. Chết transistor đại diện cho màu cơ bản nào thì mất màu đó. Chết cả 3 transistor trong điểm ảnh thì điểm ảnh này sẽ luôn luôn sáng trắng hoặc luôn luôn tối đen. Thời kỳ đầu TV LCD mới xuất hiện, tỉ lệ transistor bị hư rất cao, số lượng panel bị hủy bỏ rất lớn, tỉ lệ panel hoàn hảo để xuất xưởng thấp nên giá thành TV LCD lúc đó rất cao. Qua cải tiến công nghệ, tỉ lệ hư transistor giảm dần, làm giảm tỉ lệ panel phải bỏ đi. Đó là lý do chính làm cho TV LCD giảm giá mạnh trên thị trường gần đây. Tuy nhiên, công nghệ làm panel không thể đạt đến mức lý tưởng là không có transistor nào hư hỏng trên 3 triệu transistor nên người ta phải chấp nhận “du di”, nghĩa là có tỉ lệ nhất định về số lượng transistor bị hư và số điểm ảnh chết mà vẫn cho xuất xưởng. Tổ chức Chất lượng Thế giới ISO đã có hẳn một tiêu chuẩn riêng để đánh giá, phân loại Panel (tiêu chuẩn ISO 13406-2), nghĩa là hợp thức hóa việc “du di” này. 

Trên giao dịch thương mại, các nhà sản xuất panel thường chia chất lượng panel ra 4 loại theo thứ tự giảm dần: A, A1, B, C hoặc A, A-, B, C. Phân loại chất lượng này chủ yếu dựa vào số điểm ảnh bị hư trên panel. 

Chất lượng A là trên panel có số điểm ảnh bị hư không quá 2, B là lớn hơn 2 nhưng không quá 6 transitor bị hư, C là số transistor bị hư nhiều hơn B, chấp nhận có transistor bị hư trong vùng trung tâm. Thông thường giá bán panel loại A thường cao hơn loại B gần 30%. Thí dụ, loại A của Hàn Quốc đang rao bán 370 USD loại 32" thì loại B tương ứng chỉ còn 300 USD. Vì vậy, cùng một thiết kế, kiểu dáng và kích thước 32" nhưng nhà cung cấp bán với nhiều giá khác nhau tùy theo nhà lắp ráp chọn mua loại panel nào. Đây là điều mà người tiêu dùng VN gần như không biết. Bất hợp lý trong ngành điện tử hiện nay là mua panel loại B và C phải đặt tiền trước, sau đó mới nhận hàng. Vì loại chất lượng thấp này đang được bán chạy. 

Cách phân biệt chất lượng 

Thật ra, rất khó phát hiện số điểm ảnh bị hư trên màn hình TV LCD do điểm hư rất nhỏ. Ngay trong gia đình, khi ở cự ly gần, xem các chương trình ti vi hoặc phim thông thường, người xem gần như không phát hiện được điểm ảnh bị hư. Chỉ khi xem ảnh tĩnh, ở phạm vi gần may ra người xem mới có thể phát hiện điểm có transistor bị chết. 

Hiện nay, ngay cả dân chuyên nghiệp cũng gần như không phát hiện được lỗi kỹ thuật này, trong điều kiện thông thường. Để kiểm tra, các nhà lắp ráp phải có một quy trình chuyên nghiệp gồm 10 biểu đồ, tương ứng với 10 khung hình có màu sắc khác nhau. Phát lần lượt 10 khung hình này lên TV LCD thông qua đầu đĩa thông thường rồi quan sát và đếm số điểm ảnh bị chết trên Panel là có thể phân loại được Panel của TV thuộc loại nào, giá cả bao nhiêu? 

Tự kiểm tra chất lượng tivi LCD 

Bạn đọc có thể tải về 10 biểu đồ kiểm tra LCD dưới định dạng JPG theo tại đây, xong rồi chép ra đĩa CD-Rom hoặc thẻ nhớ USB (nếu đầu máy của bạn hỗ trợ USB) để tự kiểm tra và phân loại chất lượng TV LCD của mình.


Chúc bạn chọn lựa được chiếc Tivi LCD gia re phù hợp với gia đình. 

 Hoặc bạn có thể chọn dịch vụ mua Tivi LCD trả góp tại Việt Long. Việt Long đang bán trả góp Tivi LCD với lãi suất rất thấp.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét